Cụ thể, Phương Đông cung cấp, lắp đặt máy Realtime PCR tại hàng loạt bệnh viện lớn như Vinmec, Phổi Trung ương, Nhi Trung ương, Đa khoa Bắc Giang, CDC Quảng Ninh, CDC Hà Nội…
Tổng giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông Nguyễn Xuân Thành và máy xét nghiệm Qiagen Qiasymphony. (Ảnh: tbytphuongdong)
Theo Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tìm hiểu, tuy khá kín tiếng trên thương trường song Phương Đông được đánh giá là doanh nghiệp "có tiếng" trong giới kinh doanh thiết bị và vật tư y tế tại Việt Nam.
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội (phường Định Công, quận Hoàng Mai), Phương Đông hiện có văn phòng đại diện khắp cả nước như Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM và Cần Thơ.
Theo giới thiệu, doanh nghiệp đang cung cấp các thiết bị y tế, vật tư tiêu hao cho hơn 2.000 bệnh viện, phòng khám trên địa bàn cả nước. Trong đó, khách hàng ưa thích là các bệnh viện lớn, đầu ngành như Việt Đức, Bạch Mai, Viện 108, Viện huyết học và truyền máu Trung ương...
Ngoài hệ thống xét nghiệm Realtime PCR, doanh nghiệp này còn cung cấp các loại máy xét nghiệm nước tiểu Urilyzer 100 Pro, Urilyzer Auto, Combiscan 500; máy phân tích protein huyết tương Atellica® NEPH 630; bộ xử lý mẫu Atellica™…
Phương Đông cung cấp nhiều thiết bị y tế nhóm A cho các bệnh viện lớn.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, trong bối cảnh thế giới chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng dịch COVID-19, việc xét nghiệm cho kết quả sớm và chính xác có vai trò quan trọng. Xác định được trường hợp nhiễm bệnh càng sớm, việc cách ly, khoanh vùng để dập dịch càng chủ động.
Tuy nhiên, giống các vật tư, hóa chất phòng dịch như khẩu trang y tế, các thiết bị y tế để điều trị như máy thở, máy lọc máu liên tục, máy tim phổi nhân tạo cấp cứu (ECMO)... hiện số lượng không nhiều. Trong khi hầu hết các hãng sản xuất lớn trên thế giới đều ưu tiên cung cấp cho thị trường tâm dịch là Trung Quốc.
Do đó, từ thời điểm dịch COVID-19 chưa bùng phát, Phương Đông đã nhập khẩu dự trù nhiều máy Realtime PCR, máy lọc máu liên tục, máy tim phổi nhân tạo cấp cứu ECMO để cung cấp cho các bệnh viện, đơn vị y tế.
Và từ cuối tháng 1, Phương Đông đã lắp đặt hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tại hàng loạt bệnh viện lớn như Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, CDC Hà Nội, CDC Quảng Ninh...
Như đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội) và một số đơn vị liên quan.
Đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 7 người về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại điều 222 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó, C03 xác định một số cá nhân tại CDC Hà Nội đã bắt tay doanh nghiệp trục lợi thông qua gói thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đáng chú ý, trong số bị can có Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông.
Liên quan đến trách nhiệm của Phương Đông trong việc một nhân viên bị khởi tố vì trục lợi mua sắm thiết bị y tế, sáng 26/4 VTC News liên hệ với lãnh đạo doanh nghiệp này để đặt câu hỏi nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Quảng Nam mua máy xét nghiệm giá cao hơn Hà Nội
Từ ngày 1/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) đưa vào vận hành hệ thống máy xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2. Đây là loại máy tương tự như CDC Hà Nội đã mua.
Thậm chí, khi so sánh với con số 7 tỷ đồng mà CDC Hà Nội bỏ ra, giá Quảng Nam trả cho thiết bị này lên tới 7,2 tỷ đồng. Điều này đang đặt ra nghi vấn liệu Quảng Nam có mua máy xét nghiệm với giá "trên trời"?
Chiều 24/4, ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết: "Việc mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động theo hình thức chỉ định thầu với giá 7,2 tỷ đồng trang bị cho CDC Quảng Nam là do UBND tỉnh quyết định. Thủ tục đường hoàng chứ không phải Sở Y tế tự mua. Đúng sai thế nào thì sẽ được làm rõ".
Theo Sở Y tế Quảng Nam, ban đầu giá máy được nhà cung cấp đưa ra là 7,56 tỷ đồng, sau đó đã thương lượng giảm xuống còn 7,2 tỷ đồng.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính báo cáo chi tiết sau ngày 3/5 tới.
Trong trường hợp cần thiết, Thanh tra tỉnh sẽ thực hiện thanh tra toàn bộ việc mua sắm máy xét nghiệm COVID-19. Trong trường hợp có sai phạm sẽ xử lý theo quy định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét